Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào? Hậu quả pháp lý bạn nên biết

hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào là một câu hỏi thường gặp khi giải quyết vấn đề về tranh chấp hợp đồng. Dưới đây tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết nhất về vấn đề này cũng như hậu quả pháp lý khi hợp đồng đặt cọc vô hiệu.

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?

Giải quyết vấn đề tranh chấp trong hợp đồng là một câu chuyện không hồi kết. Cùng với đó là câu hỏi hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào cũng được quan tâm. Đặt cọc được xem là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của những bên có liên quan đến hợp đồng. Và hợp đồng đặt cọc được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc vật có giá trị trong một thời gian để đảm bảo việc giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hợp đồng diễn ra như đúng thỏa thuận ban đầu. Và dưới đây tôi sẽ chỉ ra một số trường hợp hợp đồng đặt cọc vô hiệu:

địa chỉ xem bói hay ở tphcm 2021
Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?
  • Thứ nhất là hợp đồng đặt cọc vi phạm vào điều cấm của pháp luật hoặc là trái với đạo đức xã hội. Điều cấm là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi cấm. Và đạo đức xã hội đây là những chuẩn mực ứng xử trong đời sống và được công nhận cũng như được tôn trọng.
  • Thứ hai là hợp đồng đặt cọc vô hiệu do giả tạo
  • Thứ ba là khi bị nhầm lẫn thì hợp đồng đặt cọc lúc này cũng bị vô hiệu. Nếu như hợp đồng có sự nhầm lẫn dẫn đến một bên hoặc các bên không đạt được mục đích thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.
  • Thứ tư là do người chưa thành niên hay là người mất năng lực hành vi, có khó khăn trong nhận thức, hạn chế năng lực hành vi thực hiện.
  • Thứ năm là hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối hoặc bị đe dọa.
  • Thứ sáu là hợp đồng vô hiệu là do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Tức là người có năng lực hành vi dân sự nhưng xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và không làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu.
  • Thứ bảy là hợp đồng dân sự vô hiệu khi không tuân thủ theo quy định về hình thức.
  • Thứ tám là hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được. Khi giao kết hợp đồng đặt cọc mà đối tượng trong hợp đồng không thể thực hiện thì lúc này hợp đồng bị vô hiệu.
hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào
Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?

Hậu quả pháp lý khi hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu

Tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thỏa thuận khác về việc xử lý đặt cọc thì sẽ được thực hiện như sau:

  • Nếu như việc đặt cọc chỉ nhằm đảm bảo cho việc ký kết hợp đồng thì lúc này trong quá trình thực hiện hợp đồng có sự vi phạm làm cho hợp đồng không thực hiện được nữa hoặc là mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì sẽ không bị phạt cọc. Việc giải quyết tranh chấp về vấn đề vi phạm hợp đồng hoặc là xử lý hợp đồng được thực hiện theo một thủ tục chung. 
  • Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu như đặt cọc bị vô hiệu thì đương nhiên hợp đồng cũng bị vô hiệu. Việc xử lý đặt cọc bị vô hiệu và hợp đồng bị vô hiệu được thực hiện theo một thủ tục chung.
hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào
Hợp đồng đặt cọc vô hiệu

Một số thông tin thêm về hợp đồng đặt cọc vô hiệu 

Ở phần trên tôi đã cung cấp cho bạn thông tin liên quan đến vấn đề hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào? Dưới đây tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin thêm về vấn đề này. Theo hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp hôn nhân, dân sự và gia đình có hướng dẫn chi tiết về vấn đề giải quyết tranh chấp dân sự có đặt cọc. Tuy nhiên các quy định hiện hành về đặt cọc của Bộ luật dân sự 2015 vẫn không có sự thay đổi nào. Vậy nên hiện nay các hướng dẫn có trong Nghị quyết này vẫn còn những giá trị áp dụng. Hợp đồng đặt cọc vô hiệu được xem là là trường hợp hợp đồng đặt cọc không thỏa mãn một số điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo như quy định.

Lời kết

Trên đây tôi đã chia sẻ bài viết hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào và hậu quả pháp lý bạn nên biết. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu. Và bạn hãy luôn nhớ thường xuyên theo dõi những chia sẻ mới nhất từ chúng tôi để trau dồi cho mình những kiến thức mới mẻ khác nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *