Pháp luật cư trú hiện nay có rất nhiều những quy định cụ thể riêng về các điều kiện để thực hiện tách hộ khẩu và nhập hộ khẩu. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số thông tin chi tiết về các thủ tục tách hộ khẩu cùng nhà.
Các thủ tục tách hộ khẩu cùng nhà
Luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 đã quy định rõ về quyền tự do cư trú của các công dân sinh sống ở trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ trình tự thực hiện, các thủ tục đăng ký, quản lý cư trú cũng như là quyền, trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, tổ chức về việc thực hiện đăng ký, quản lý cư trú. Đến thời điểm hiện tại, luật cư trú vẫn đang còn hiệu lực và chưa có bất kỳ một văn bản nào khác có thể thay thế được nên tất cả các thủ tục liên quan đến việc tách hộ khẩu cùng nhà theo của quy định pháp luật vẫn áp dụng theo quy định của Luật này.
Các trường hợp được thực hiện tách hộ khẩu cùng nhà
Theo điều 27 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung vào năm 2013 quy định, các trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp và được quyền tách sổ hộ khẩu sẽ bao gồm:
- Người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có các nhu cầu về việc thực hiện tách hộ khẩu cùng nhà.
- Người đã nhập vào sổ hộ khẩu được quy định rõ tại Khoản 3 Điều 25 và Khoản 2 Điều 26 của Luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung vào năm 2013 mà hiện đã được chủ hộ đồng ý về việc tiến hành tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
Chính vì vậy, ở trong các trường hợp cá nhân muốn thực hiện thủ tục tách hộ khẩu là người có đầy đủ các năng lực hành vi dân sự và có nhu cầu cần tách hộ khẩu cùng nhà thì lúc này bạn sẽ được tách hộ khẩu theo Điều 27 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013. Tuy nhiên, ở trong trường hợp các cá nhân vẫn chưa đủ tuổi, chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì sẽ không thể tiến hành thực hiện tách hộ khẩu cùng nhà theo pháp luật quy định được.
Hồ sơ thực hiện tách hộ khẩu cùng nhà theo những quy định của pháp luật
Theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 27 của Luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung vào năm 2013 đã quy định:
- Khi tiến hành quá trình tách sổ hộ khẩu, các cá nhân đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, phiếu báo về việc thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Nếu như thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 27 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 thì sẽ cần phải có thêm ý kiến đồng ý tách hộ khẩu bằng văn bản của chủ hộ.
- Ở trong thời hạn bảy ngày làm việc, được tính từ ngày nhận đủ tất cả các hồ sơ cần thiết, cơ quan có thẩm quyền sẽ phải trả lại kết quả giải quyết về việc thực hiện tách sổ hộ khẩu. Còn nếu trong trường hợp không đủ các điều kiện về việc giải quyết tách sổ hộ khẩu thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ duyệt, ký văn bản trả lời nêu lý do cụ thể, rõ ràng và sau đó sẽ giao lại cho các cán bộ đăng ký để trả lời lại.
Vậy nên, hồ sơ tách hộ khẩu cùng nhà theo quy định của pháp luật cần phải chuẩn bị một số những loại giấy tờ cần thiết như sau:
- Sổ hộ khẩu
- Phiếu báo về việc thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu với đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết.
- Văn bản thể hiện rõ quyết định đồng ý của chủ hộ.
Trên đây là một số tìm hiểu về các thủ tục tách hộ khẩu cùng nhà theo những quy định của pháp luật. Hy vọng với chia sẻ của bài viết trên bạn sẽ có thêm được cho mình những hiểu biết cũng như kiến thức bổ ích mới. Cảm ơn các ban!