Tìm hiểu về tình hình ngập lụt ở TP.HCM

tình hình ngập lụt ở tphcm

Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều loại hình giao thông như đường sắt, đường bộ, đường thủy (sông, biển) và đường hàng không. Thành phố được xác định là trung tâm nền kinh tế, giao dịch quốc tế và du lịch của cả nước; là đầu mối giao thông thuận lợi để giao lưu tại khu vực phía Nam, cả nước và quốc tế. Nhưng tình hình ngập lụt ở TP.HCM thì lại đang là vấn đề nan giải cần có phương pháp giải quyết nhanh chóng. 

Tìm hiểu về tình hình ngập lụt ở TP.HCM

tình hình ngập lụt ở tphcm

Nhiều năm qua, TP.HCM đã đầu tư khá nhiều tiền và công sức cho vấn đề này như là nâng cấp các hệ thống thoát nước toàn thành phố, khơi thông hệ thống kênh rạch, giúp thoát nước và làm trong sạch môi trường cả thành phố. Xong, thực tế tình hình ngập lụt ở TP.HCM càng lan rộng. Đã tới lúc thành phố cần có 1 chiến lược bắt đầu từ vấn đề “gốc”, chứ không phải  loay hoay kiểu như “đắp đập, be bờ” như bây giờ. 

Qua khảo sát tình hình nhiều năm gần đây thì cho thấy thành phố vẫn chưa quan tâm tới vấn đề quan trọng nhất là “ cốt xây dựng”; việc cấp giấy phép cho xây dựng nhà ở, hay công trình xây dựng khác không được ghi “cốt xây dựng” hoặc ghi thì lấy cốt của công trình khác; nhiều khu đô thị quy hoạch tới 1/500 và xây dựng theo cốt hiện trạng; nhiều chủ đầu tư thì tự nâng cốt xây dựng lên cao để xây dựng vì sợ tình trạng ngập lụt gây khó khăn cho việc kinh doanh… và thực tế đã gây ra tình trạng đô thị này đổ vào đô thị kia, mọi đô thị ngăn cản nhau trong việc thoát xả nước .

Xét về điều kiện địa hình: Khu vực có địa hình dạng trũng thấp tạo một vệt kéo dài từ phía nam huyện Củ Chi vòng về phía tây từ Bình Chánh. Cao độ từ 0 tới 2m chiếm khoảng từ 55% diện tích đất .

Xét về điều kiện thủy văn: Nằm tại vùng lưu vực hệ thống sông Đồng Nai-TP.HCM, chế độ thủy văn và thủy lực của kênh rạch, sông ngòi không những bị chịu ảnh hưởng của địa hình toàn thành phố (phần lớn thấp < 2m) chịu ảnh hưởng lớn của chế độ bán nhật triều của biển Đông mà còn phải chịu tác động rõ nét của việc khai thác hồ bậc thang ở phía thượng lưu hiện nay và trong tương lai như là hồ chứa Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ…

Hệ thống sông rạch với tổng chiều dài là 7.955 km; tổng diện tích mặt nước chiếm tới 16%; mật độ dòng chảy trung bình là 3,80km2… Như vậy phần địa hình thấp trũng có độ cao< 2m và mặt nước chiếm tới 61% diện tích tự nhiên, lại nằm ở vùng cửa sông với nhiều công trình lớn ở thượng nguồn nên nguy cơ ngập úng rất lớn.

Về lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình tại TP.HCM khá cao từ 1800mm tới 2700mm, tập trung vào 7 tháng từ tháng 5 tới tháng 11 chiếm 90% lượng mưa.

Về chế độ thủy văn: Do trong năm có hai mùa chính là mùa mưa và mùa khô nên chế độ dòng chảy ở cả 2 hệ thống sông Sài Gòn và sông Đồng Nai cũng hình thành 2 chế độ dòng chảy. 

tình hình ngập lụt ở tphcm

Về tình hình lún sụt ở TP.HCM: Qua tổng hợp kết quả đo mốc độ cao khu vực TP.HCM và những tỉnh đồng bằng sông Cửu Long của Cục bản đồ đo đạc và bản đồ Việt Nam cho thấy vùng đất tại TP.HCM và những tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra tình hình ngập lụt sụt nguyên nhân chính là:

Nhóm nguyên nhân tự nhiên như là sự dịch chuyển của mảng kiến tạo, quá trình nền đất cố kết bị mất nước và co ngót của lớp trầm tích holocen trẻ.

Nhóm nguyên nhân do tác động của con người như khai thác nước ngầm, quá trình đô thị hóa tăng trên nền đất bị yếu, rung động do những hoạt động giao thông.

Dựa trên sơ đồ phân vùng lún cho thấy Sài Gòn đang diễn ra với tốc độ lún rất lớn > 10cm trong vòng 10 năm ở quận Bình Chánh, quận Bình Tân,, tây quận Thủ Đức, bắc huyện Nhà Bè, quận 8, quận 7, đông quận 12 với tổng diện tích là 239km2. Cá biệt là có những nơi lún đến 73cm/10 năm, từ năm 2005-2015.

Về biến đổi khí hậu và nước biển dâng: Mực nước biển trung bình toàn biển Đông có xu hướng tăng  là (4,05 ± 0,6mm/năm).

Mực nước trung bình khu vực ven biển của Việt Nam có xu hướng tăng là 3,5 ± 0,7mm/năm.

Mực nước biển khu vực phía Trung bộ mạnh nhất (5,6mm/năm).

Mực nước biển khu vực ven biển vịnh Bắc bộ có mức tăng thấp nhất là 2,5mm/năm

Qua toàn bộ nghiên cứu tình hình về điều kiện khí hậu, thủy văn tại khu vực TP.HCM; kết quả quan trắc tình hình lún sụt, kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam; có thể nói vào cuối thế kỷ này, toàn bộ vùng đất có độ cao < 4m tại TP.HCM có nguy cơ gây ngập nước và những phần diện tích xây dựng không được thuận lợi chiếm đến 60-70% tổng diện tích tự nhiên của TP.HCM.

Tổng kết

Tình hình ngập lụt ở TP.HCM không chỉ riêng TPHCM làm, mà tình hình lún sụt, biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ còn ảnh hưởng tới thành phố ven biển Việt Nam, Chính phủ cần có những chỉ đạo cho các Bộ, ngành có liên quan vào cuộc sớm. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *